Chuyển đến nội dung chính

Thực trạng chiếu sáng tại bệnh viện

Thiết kế chiếu sáng tốt cho công trình kiến trúc nói chung và bệnh viện nói riêng mang lại nhiều lợi ích không chỉ về mặt thẫm mĩ, công năng và còn cả lợi ích về kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, để làm tốt phần việc này là chuyện không hề đơn giản.

Công trình bệnh viện và đặc thù của thiết kế chiếu sáng

http://navitek.com.vn
Đèn phòng sạch bệnh viện

Thiết kế chiếu sáng trong bệnh viện là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi những lợi ích mà nó mang lại. Tối ưu hóa công năng hoạt động của bệnh viện qua việc chiếu sáng đúng và đủ giúp các nhân viên làm việc hiệu quả và chính xác hơn, bệnh nhân cảm giác tiện nghi và nhanh hồi phục sức khỏe. Bên cạnh đó, chiếu sáng còn giúp gia tăng tính thẩm mỹ của không gian kiến trúc, giúp tiết kiệm năng lượng tiêu tốn không chỉ cho chiếu sáng nhân tạo mà cả tiết kiệm năng lượng làm mát hay sưởi công trình từ việc tối ưu hóa phương án chiếu sáng tự nhiên, che nắng tốt và giảm bức xạ mặt trời.
Tuy nhiên, thiết kế chiếu sáng cho bệnh viện là một công việc khá phức tạp:
Thứ nhất: Nhìn về góc độ kỹ thuật, thể loại công trình bệnh viện tổng hợp nhiều loại hình không gian và công năng khác nhau. Mỗi không gian và công năng lại có các yêu cầu cụ thể và chính xác như: khu khám bệnh, khu nội trú, khu vô trùng, khu phòng mổ… Mỗi thể loại phòng có yêu cầu chiếu sáng rất đặc thù không chỉ về độ rọi (illuminance, lux), mà còn thêm quy định chặt chẽ về các tiêu chí kỹ thuật khác về mức độ tiện nghi như nhiệt độ màu (Colour rendering, K0), độ hoàn màu (Colour Rendering Index, Ra), các chỉ số về độ chói và yêu cầu về vô trùng thể hiện bằng độ kín (Ingress protection, IP).
Mỗi loại hình bệnh viện (bệnh viện nhi, bệnh viện sản, tai mũi họng, tim…) lại có thêm những yêu cầu đặc thù khác nhau. Mặt khác, mỗi một bệnh viện lại có phương án vận hành riêng. Do vậy, rất khó xây dựng một mô hình hay hướng dẫn thiết kế chiếu sáng điển hình có thể áp dụng chung cho tất cả các thể loại bệnh viện.
Thứ hai, thiết kế chiếu sáng bệnh viện phải quan tâm đến nhiều đối tượng sử dụng khác nhau: cả người sử dụng trong trạng thái không khỏe mạnh (bệnh nhân) và cả những người sử dụng khỏe mạnh (nhân viên, người nhà, người thăm bệnh), đôi khi phải xử lý trong cùng một không gian và thời gian. Một ví dụ là hệ thống chiếu sáng trong phòng bệnh nhân tiêu chuẩn quốc tế phải có 4 chế độ: Chế độ cho bệnh nhân khi nghỉ ngơi ban ngày, chế độ khi bác sĩ vào thăm khám bệnh ban ngày, chế độ cho bệnh nhân khi nghỉ ngơi ban đêm và chế độ cho y tá quan sát thăm bệnh vào ban đêm.
Thứ ba là thách thức về việc cân bằng giữa bảo đảm tính kĩ thuật và tính thẩm mỹ. Do tính phức tạp của hệ thống và các yêu cầu kỹ thuật, nhiều phương án thiết kế chiếu sáng cho bệnh viện thường nặng về kỹ thuật, đơn điệu, tính thẩm mỹ chưa cao.
Thứ tư là vấn đề về vận hành, duy tu bảo dưỡng và vệ sinh. Do tính chất của công trình bệnh viện là hoạt động 24/24, nên các thiết bị chiếu sáng cần có tuổi thọ cao, ít cần duy tu bảo dưỡng, nhất là trong các không gian vô trùng. Phương án thiết kế chiếu sáng phải linh hoạt, đa năng và tích hợp tốt với các hệ thống kỹ thuật công trình khác. Các thiết bị sử dụng phải làm từ vật liệu ít phát thải độc hại, dễ lau chùi, kín, khó bám bụi và vi khuẩn.
Thiết kế chiếu sáng cho bệnh viện cần sự tích hợp và phối hợp cao không chỉ với kiến trúc mà còn với các hệ thống kỹ thuật cơ điện công trình khác như điện, thông tin, điều khiển tòa nhà. Phương án chiếu sáng thường phải linh hoạt, có nhiều chế độ phù hợp theo mỗi công năng và thời gian khác nhau, thường tích hợp vào hệ thống quản lý của tòa nhà (Building Management System, BMS).
Thứ năm là vấn đề về năng lượng. Hầu hết các không gian bệnh viện đều sử dụng 24/24, rất nhiều không gian không thể sử dụng ánh sáng tự nhiên như phòng mổ, X-quang. Các nghiên cứu cho thấy tiêu tốn năng lượng cho chiếu sáng chiếm từ 20 – 30% tổng năng lượng tiêu thụ. Do vậy vấn đề đưa ra một phương án chiếu sáng có hiệu quả năng lượng cao là rất quan trọng. Việc sử dụng ánh sáng tự nhiên có thể giúp tiết giảm năng lượng tiêu thụ cho chiếu sáng, nhưng cũng phải tính đến những ảnh hưởng sinh học đối với bệnh nhân và bức xạ mặt trời gây hư hại cho thiết bị y tế.
Thứ sáu là vấn đề về kinh phí, thông thường bệnh viện là loại hình công trình có kinh phí khá hạn hẹp, một phần cũng là do chi phí cho việc xây dựng và mua sắm các thiết bị y tế khá cao; phần kinh phí dành cho thiết bị chiếu sáng thường bị cắt giảm tối đa, dẫn đến chất lượng chiếu sáng không cao.

THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG – THỰC TẠI VÀ YÊU CẦU ĐỔI MỚI

Trước thời kỳ đổi mới, do bệnh viện là một thể loại công trình đặc thù, hầu hết được Nhà nước đầu tư hoặc các nước bạn viện trợ, các phương án kiến trúc và kỹ thuật công trình trong thiết kế nguyên thủy ban đầu, trong đó có chiếu sáng đều chú ý bám sát các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia (ví dụ như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định…).
Tuy nhiên, một vấn đề phát sinh thường thấy trong các bệnh viện xây dựng thời kỳ này vẫn còn sử dụng đến ngày nay là các thiết bị chiếu sáng nguyên thủy không còn hoạt động và đã được thay mới. Tuy nhiên, việc thay thế chưa phù hợp, một phần là do người vận hành tự thay thế, thiếu tham khảo ý kiến của các chuyên gia, dẫn đến chất lượng chiếu sáng chưa tốt. Một ví dụ rất phổ biến là phong trào thay thế các bóng đèn hiện hữu bằng bóng LED để tiết kiệm điện nhưng chưa chú ý đến các yêu cầu đặc thù của chiếu sáng bệnh viện. Thêm vào đó, với sự thay đổi nhanh chóng về khoa học và công nghệ, các phương án chiếu sáng và thiết bị cũ cũng trở nên lạc hậu, không còn phù hợp trong tình hình hiện tại.
Sau đổi mới, ngoài một số bệnh viện do nhà nước xây dựng, nhiều bệnh viện có quy mô khác nhau do tư nhân đầu tư được xây dựng trên nhiều địa phương, trong đó có cả những bệnh viện do nước ngoài đầu tư và thiết kế như bệnh viện Việt – Pháp, bệnh viện Quốc tế Thành Đô Hoa Lâm – Shangrila… Một vấn đề thường gặp là các công trình bệnh viện tư quy mô vừa và nhỏ, sử dụng các tòa nhà hiện hữu cải tạo lại làm bệnh viện, dẫn đến sự đồng bộ hạ tầng kỹ thuật chưa tốt, không có ý kiến chuyên gia trong thiết kế chiếu sáng.
Thiết kế chiếu sáng trong một số bệnh viện công được xây mới cũng chưa phù hợp, một phần do kinh phí hạn chế, một phần do thiếu kiến thức chuyên gia, hoặc chưa được quan tâm đúng mức. Chiếu sáng thường được xem là hạng mục phụ, được thiết kế sau cùng, dẫn đến phương án chiếu sáng chắp vá, không đồng bộ, không hiệu quả.
Khó khăn lớn nhất của người thiết kế kiến trúc nói chung và thiết kế chiếu sáng nói riêng cho thể loại công trình bệnh viện ở Việt Nam là thiếu các tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật cụ thể. Ở các nước, thiết kế chiếu sáng cho công trình bệnh viện được quy định trong một bộ tiêu chuẩn riêng, ví dụ như ở Anh có bộ hướng dẫn LG2: Lighting for Hospital & Healthcare Buildings do Hiệp hội kĩ sư Công trình (CIBSE) ban hành, ở Mỹ có RP-29:Lighting for Hospitals and Health Care Facilities do Hiệp hội Thiết kế Chiếu sáng Mỹ ban hành.
Thiết kế chiếu sáng trong bệnh viện ở Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào hai bộ tiêu chuẩn chung là TCXD – 29:1991: Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng và TCXD-16:1986: Tiêu chuẩn thiết kế Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng. Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng có liên quan khác về sử dụng năng lượng hiệu quả, về tiện nghi và an toàn lao động, và các tiêu chuẩn kỹ thuật chung của Bộ Y tế. Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa có một bộ hướng dẫn chi tiết nào về thiết kế chiếu sáng cho công trình bệnh viện.
Hiện nay, sinh viên kiến trúc và kỹ thuật chưa được đào tạo đúng mức về tầm quan trọng của thiết kế chiếu sáng trong công trình. Các giáo trình nay còn nặng nhiều về lý thuyết, chưa đề cao tính ứng dụng, thiếu cập nhật và gắn kết với thực tế, cách tiếp cận về thiết kế chiếu sáng còn quá nặng về kỹ thuật. Khi ra trường hành nghề, KTS thường khó áp dụng, chủ yếu phó thác việc thiết kế chiếu sáng cho các kỹ sư cơ – điện.
Vấn đề thứ ba, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tầm quan trọng của thiết kế chiếu sáng trong công trình bệnh viện càng được xem trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất lượng ánh sáng có ảnh hưởng quan trọng đến hệ sinh học của con người. Thêm vào đó, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng ánh sáng ảnh hưởng đến năng suất lao động của các nhân viên y tế, giúp khuyến khích các giao tiếp xã hội giữa người sử dụng.
Việc lựa chọn phương án chiếu sáng không chỉ giới hạn trong vấn đề công năng mà còn liên quan đến các vấn đề khác như nâng cao tiện nghi sử dụng, tiết kiệm năng lượng, vấn đề về vận hành, duy tu bảo dưỡng và giải quyết tốt bài toán kinh tế.
Nhận ra được tầm quan trọng của thiết kế chiếu sáng trong bệnh viện, trong một số công trình bệnh viện cao cấp như dự án khu y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm – Shangrila (TP.HCM), chủ đầu tư đã thuê riêng tư vấn thiết kế chiếu sáng chuyên nghiệp. Trong công trình này, phương án thiết kế được đưa ra tích hợp cả chiếu sáng nhân tạo và chiếu sáng tự nhiên giúp không những tiết kiệm năng lượng mà còn gia tăng tiện nghi cho người sử dụng. Phương án chiếu sáng cũng tính đến tính linh hoạt, tích hợp chế độ chiếu sáng phục vụ nhiều công năng khác nhau trong cùng một không gian, có chế độ ban ngày và ban đêm. Các thiết bị chiếu sáng hầu hết đều sử dụng loại có vỏ kín, chống bụi, dễ vệ sinh, ít bảo dưỡng. Phương án chiếu sáng còn được kiểm toán về năng lượng bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành. Ngoài ra, chiếu sáng cảnh quan mặt đứng và bên ngoài công trình cũng được quan tâm, góp phần tăng giá trị thương mại của công trình và đóng góp vào mỹ quan đô thị.
Việc thiết kế chiếu sáng tốt cho công trình bệnh viện là rất quan trọng. Tuy nhiên, do công trình bệnh viện là loại hình kiến trúc đặc thù, nên công tác thiết kế chiếu sáng còn khá phức tạp. Trong khi đó, hiện ở Việt Nam việc đào tạo thiết kế chiếu sáng nói chung còn sơ sài, chưa sát thực tế. Các tiêu chuẩn quốc gia chưa cụ thể và được cập nhật mới. Vấn đề thiết kế chiếu sáng trong bệnh viện chưa được xem trọng, chưa có ý kiến của các chuyên gia trong cả giai đoạn thiết kế và vận hành. Do vậy, việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thiết kế chiếu sáng trong bệnh viện cho cả chủ đầu tư, người thiết kế và người vận hành là rất cần thiết. Ngoài việc trang bị tốt hơn cho sinh viên các kiến thức về áp dụng thiết kế chiếu sáng trong kiến trúc nói chung và bệnh viện nói riêng, việc xây dựng và ban hành những hướng dẫn thiết kế ánh sáng bệnh viện do các chuyên gia biên soạn cũng là việc cần kíp phải thực hiện.
Source: Vietnam Design Magazine

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vì sao cần chiếu sáng Landscape?

Với truyền thống trước đây khi nhắc đến việc chiếu sáng cho cảnh quan bên ngoài, chúng ta đều nghĩ đó đơn giản là việc làm sáng cho không gian bị tối. Tuy nhiên ngày nay việc chiếu sáng thông thường được kết hợp với chiếu sáng thẩm mỹ. Vì, khi so sánh một khuôn viên được chiếu sáng có đầu tư với một không gian được chiếu sáng bình thường chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt rõ rệt. Hình ảnh tham khảo từ internet  Khuôn viên sân vườn được đầu tư chiếu sáng một cách tỉ mỉ và tính toán bố trí hợp lý, chúng ta sẽ nhận ra được tác dụng đắt giá của việc chiếu sáng cảnh quan. Khoảng không sẽ trở nên rộng hơn, sinh động hơn với những điểm nhấn bắt mắt hoặc tổng thể hài hoà. Tất cả sẽ tôn lên vẻ đẹp của kiến trúc chính, trực quan người nhìn sẽ bị cuốn hút bởi những khoảng không gian được thoát ra khỏi vùng tối.   Hình ảnh tham khảo từ internet  Ánh sáng cho khuôn viên vườn hẹp Một gợi ý cho việc bố trí án

Đèn Led Downlight

Chọn đèn LED downlight như thế nào? Theo cách gọi thông thường trước đây của đèn LED Downlight là đèn LED âm trần. Đây là sản phẩm hết sức phổ biết. Ngoài nhiệm vụ quan trong là chiếu sáng thì đèn LED downlight là làm nhiệm vụ trang trí. Do đó, làm cách nào để lựa chọn và sử dụng đèn downlight một cách khoa học và hiệu quả nhất. Dựa trên các thông số cơ bản của đèn LED downlight : - Công suất của đèn: Công suất của đèn là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến độ sáng phát ra của đèn, công suất càng lớn thì độ sáng càng cao. - Kích thước đèn: Thông thường kích thước sẽ tỉ lệ thuận với công suất của đèn. - Màu sắc ánh sáng: Việc lựa chọn màu sắc ánh sáng là việc cực kỳ quan trọng, nó phụ thuộc vào thẩm mỹ và cách cảm nhận của từng cá nhân, đồng thời nó cũng phụ thuộc vào mục đích sử dụng của không gian. Tùy theo không gian của nơi lắp mà chọn ánh sáng đèn sao cho phù hợp - Góc chiếu của đèn: Khi thiết kế chiếu sáng, người thiết kế cần đặc biệt qu

Kiến thức LED

Chúng tôi đã có rất nhiều bài viết LED, bao gồm các ứng dụng hoặc các khái niệm cơ bản về xu hướng LED hiện tại. Để có cái nhìn tổng quát lại một cách tổng thể về LED từ khi hình thành cho đến khi phát triển các công nghệ mới nhất. Nhằm mang lại cho những người dùng có khái niệm đúng nhất về loại đèn thông dụng nhất hiện nay, có thể chọn lựa được sản phẩm tốt nhất cho mỗi nhu cầu sử dụng. Chúng tôi sẽ chia ra nhiều phần nội dung để bạn đọc có thể từ từ nắm rõ khái niệm này, đi kèm là link youtube về kiến thức LED sau mỗi phần. Mỗi tuần chúng tôi sẽ ra 1 phần nội dung: Phần 1: LED được sinh ra từ khi nào?   LED được viết tắt từ cụm từ  " Light Emitting Diode", dịch một cách sát nghĩa là đi - ốt phát quang. LED phát ra được ánh sáng là nhờ các vật liệu bán dẫn, công nghệ nano. Một bộ đèn LED đầy đủ gồm những bộ phận sau: bộ nguồn, chip led, mạch in, bộ tản nhiệt và vỏ bọc bộ đèn.   Chúng ta có thể tóm lược thời gian ra đời của LED như sau:   Bước phát triển ra cô