Chuyển đến nội dung chính

Kiến thức LED

Chúng tôi đã có rất nhiều bài viết LED, bao gồm các ứng dụng hoặc các khái niệm cơ bản về xu hướng LED hiện tại. Để có cái nhìn tổng quát lại một cách tổng thể về LED từ khi hình thành cho đến khi phát triển các công nghệ mới nhất.
Nhằm mang lại cho những người dùng có khái niệm đúng nhất về loại đèn thông dụng nhất hiện nay, có thể chọn lựa được sản phẩm tốt nhất cho mỗi nhu cầu sử dụng. Chúng tôi sẽ chia ra nhiều phần nội dung để bạn đọc có thể từ từ nắm rõ khái niệm này, đi kèm là link youtube về kiến thức LED sau mỗi phần. Mỗi tuần chúng tôi sẽ ra 1 phần nội dung:

Phần 1: LED được sinh ra từ khi nào?

  LED được viết tắt từ cụm từ  "Light Emitting Diode", dịch một cách sát nghĩa là đi - ốt phát quang. LED phát ra được ánh sáng là nhờ các vật liệu bán dẫn, công nghệ nano. Một bộ đèn LED đầy đủ gồm những bộ phận sau: bộ nguồn, chip led, mạch in, bộ tản nhiệt và vỏ bọc bộ đèn.
 
Chúng ta có thể tóm lược thời gian ra đời của LED như sau:

Bước phát triển ra công nghệ LED

+ Năm 1907, thí nghiệm chuyển điện thành ánh sáng bằng 1 sợi dây và tin thể silic của H. J. Round được tái tạo.
+ Năm 1955, Rubin Braunstein  một nhân viên làm việc cho công ty Radio Corporation of America đã phát hiện có bức xạ hồng ngoại trên hợp chất GaAs. Sau đó Braunstein đã tiến hành các thí nghiệm trên các điốt GaSb, GaAs, indium phosphide (InP), và silicon-germanium (SiGe) ở nhiệt độ phòng và ở 77 độ K.
+ Năm 1961,  2 nhà khoa học người Mỹ Robert Biard và Gary Pittman tiếp nối phát hiện của Braunstein khi cho biết khi có dòng điện chạy qua thì GaAs sẽ phát ra tia hồng ngoại. Sau đó, 2 ông đã nhận được bằng phát minh LED hồng ngoại.
+ Năm 1962, Nick Holonyak –nhân viên của General Electric Company đã làm cho LED phát ra ánh sáng đỏ – ông cũng được coi như “cha đẻ” của LED.
+ Năm 1972, George Craford tiếp tục phát minh ra LED vàng và tiến hành cải thiện độ sáng lên gấp 10 lần cho bóng LED đỏ, LED đỏ – cam.
+ Năm 1976, T. P. Pearsall ghi dấu vào lịch sử phát triển của đèn led khi tạo ra LED công suất cao.

Như vậy có thể hình dung được một cách tổng thể LED được sinh ra vào cuối thế kỷ XX, và được sử dụng nhiều trong một số ngành nghê công nghiệp  như: tivi, radio, đồng hồ, máy tính, điện thoại...

Vì là công nghệ mới, với nhiều tính năng ưu việt nên giá thành LED trong giai đoạn này rất cao, do vậy người tiêu dùng cá thể không thể sử dụng trong đời sống hằng ngày. Cho đến năm 1970, nhờ chính sách thương mại hoá thành công nên giá sản xuất 1 bóng đèn led tại Mỹ có giá 5 xu/sản phẩm.

Nguồn: Admin 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vì sao cần chiếu sáng Landscape?

Với truyền thống trước đây khi nhắc đến việc chiếu sáng cho cảnh quan bên ngoài, chúng ta đều nghĩ đó đơn giản là việc làm sáng cho không gian bị tối. Tuy nhiên ngày nay việc chiếu sáng thông thường được kết hợp với chiếu sáng thẩm mỹ. Vì, khi so sánh một khuôn viên được chiếu sáng có đầu tư với một không gian được chiếu sáng bình thường chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt rõ rệt. Hình ảnh tham khảo từ internet  Khuôn viên sân vườn được đầu tư chiếu sáng một cách tỉ mỉ và tính toán bố trí hợp lý, chúng ta sẽ nhận ra được tác dụng đắt giá của việc chiếu sáng cảnh quan. Khoảng không sẽ trở nên rộng hơn, sinh động hơn với những điểm nhấn bắt mắt hoặc tổng thể hài hoà. Tất cả sẽ tôn lên vẻ đẹp của kiến trúc chính, trực quan người nhìn sẽ bị cuốn hút bởi những khoảng không gian được thoát ra khỏi vùng tối.   Hình ảnh tham khảo từ internet  Ánh sáng cho khuôn viên vườn hẹp Một gợi ý cho việc bố trí án

Đèn Led Downlight

Chọn đèn LED downlight như thế nào? Theo cách gọi thông thường trước đây của đèn LED Downlight là đèn LED âm trần. Đây là sản phẩm hết sức phổ biết. Ngoài nhiệm vụ quan trong là chiếu sáng thì đèn LED downlight là làm nhiệm vụ trang trí. Do đó, làm cách nào để lựa chọn và sử dụng đèn downlight một cách khoa học và hiệu quả nhất. Dựa trên các thông số cơ bản của đèn LED downlight : - Công suất của đèn: Công suất của đèn là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến độ sáng phát ra của đèn, công suất càng lớn thì độ sáng càng cao. - Kích thước đèn: Thông thường kích thước sẽ tỉ lệ thuận với công suất của đèn. - Màu sắc ánh sáng: Việc lựa chọn màu sắc ánh sáng là việc cực kỳ quan trọng, nó phụ thuộc vào thẩm mỹ và cách cảm nhận của từng cá nhân, đồng thời nó cũng phụ thuộc vào mục đích sử dụng của không gian. Tùy theo không gian của nơi lắp mà chọn ánh sáng đèn sao cho phù hợp - Góc chiếu của đèn: Khi thiết kế chiếu sáng, người thiết kế cần đặc biệt qu