Chuyển đến nội dung chính

Đèn Led Downlight

Chọn đèn LED downlight như thế nào?

Theo cách gọi thông thường trước đây của đèn LED Downlight là đèn LED âm trần. Đây là sản phẩm hết sức phổ biết. Ngoài nhiệm vụ quan trong là chiếu sáng thì đèn LED downlight là làm nhiệm vụ trang trí. Do đó, làm cách nào để lựa chọn và sử dụng đèn downlight một cách khoa học và hiệu quả nhất.
Dựa trên các thông số cơ bản của đèn LED downlight:


- Công suất của đèn: Công suất của đèn là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến độ sáng phát ra của đèn, công suất càng lớn thì độ sáng càng cao.

- Kích thước đèn: Thông thường kích thước sẽ tỉ lệ thuận với công suất của đèn.

- Màu sắc ánh sáng: Việc lựa chọn màu sắc ánh sáng là việc cực kỳ quan trọng, nó phụ thuộc vào thẩm mỹ và cách cảm nhận của từng cá nhân, đồng thời nó cũng phụ thuộc vào mục đích sử dụng của không gian.


Tùy theo không gian của nơi lắp mà chọn ánh sáng đèn sao cho phù hợp

- Góc chiếu của đèn: Khi thiết kế chiếu sáng, người thiết kế cần đặc biệt quan tâm đến góc chiếu của đèn. Khi khéo léo sử dụng các đèn có góc chiếu khác nhau có thể đem lại hiệu quả chiếu sáng và tính thẩm mỹ và tính ứng dụng cực cao.

- Ngoài ra còn một số yếu tố mang tính chất sâu hơn có liên quan đến chất lượng và giá thành của đèn như: Hiệu suất phát sáng, Chỉ số hoàn màu của ánh sáng tuổi thọ của đèn, chất lượng của bộ nguồn.



Dựa trên các thông số trên, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm cần thiết cho việc chọn đèn LED downlight:

- Công suất & kích thước: Để sử dụng trong gia đình thì đèn LED downlight có công suất phổ thông là 5W - 7W, đi cùng kích thước khoét lỗ từ 90mm - 100mm, tùy từng kiểu đèn. Đây là kích thước phổ thông nhất được nhiều gia đình sử dụng vì tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng và không gian cụ thể mà người dùng có thể sử dụng các loại đèn có công suất phù hợp nhằm đạt được hiệu quả tối ưu của đèn LED downlight.

- Màu sắc ánh sáng: Màu sắc ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến không khí bên trong không gian sử dụng. Nó phản ánh phong cách của chủ nhân, cũng như tác động đến màu sắc của các nội thất bên trong. Đại đa số người dân theo thói quen thường sử dụng ánh sáng trắng. Tuy nhiên gần đây, xu hướng sử dụng ánh sáng vàng đang dần được chú ý. Chúng tôi thường khuyên khách hàng lựa chọn ánh sáng trắng cho không gian làm việc hoặc không gian chung, cần sự tỉnh táo mát mẻ. Còn lựa chọn ánh sáng vàng để tạo phong cách riêng, hoặc để chiếu điểm. Cũng có thể kết hợp cả hai loại ánh sáng trong cùng một không gian để tạo những điểm nhấn riêng biệt.

- Màu sắc ánh sáng: Trong các trường hợp sử dụng thiết bị chiếu sáng chúng ta đều nên tránh sử dụng ánh sáng đơn sắc (xanh, đỏ, cam...) cho chiếu sáng.

- Chỉ số hoàn màu: Là chỉ số đánh giá mức độ trung thực của ánh sáng, chỉ số hoàn màu càng cao thì mức độ trung thực càng cao. Hiện nay vẫn chưa có chuẩn để so sánh và đánh giá được bằng mắt thường, nhất là khi bạn chỉ nhìn duy nhất một loại đèn. Do đó, cách đơn giản nhất là bạn có thể quan sát màu trên da ta của mình khi ở ngoài trời đem so sánh với màu da khi để dưới ánh đèn. Nếu không có sự sai khác quá lớn thì đèn có chỉ số hoàn màu tốt, và ngược lại cho trường hợp màu da trở nên nhợt nhạt hoặc đỏ hơn thì chỉ số hoàn màu là rất thấp. Vì vậy, để chọn được loại đèn có chỉ số hoàn màu tốt ta nên lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín lớn trên thị trường.




- Góc chiếu của đèn: Mỗi vị trí lắp đặt, chiều cao của nhà và khoảng cách lắp đèn cần lựa chọn góc chiếu của đèn một cách hợp lý. Đối với trần nhà thấp, chiếu sáng đồng đều thì cần sử dụng đèn có góc chiếu rộng (góc chiếu lớn hơn 120 độ), đối với diện tích cần đèn chiếu tập trung thì dùng góc chiếu hẹp (dóc chiếu từ 15 - 60 độ). Tùy ở mỗi trường hợp mà ta có thể sử dụng riêng lẻ theo đặc tính hoặc sử dụng kết hợp cả hai loại đèn.

- Tuổi thọ và chất lượng của đèn: 20.000h là tuổi thọ thông thường nhất của đèn LED mà các nhà cung cấp đưa ra tối thiểu. Người sử dụng thường căn cứ vào thời gian bảo hành để xác định được tuổi thọ của đèn cao hay thấp. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có thời hạn bảo hành rất lâu, nhưng tuổi thọ lại rất thấp, vì vậy người dùng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp và sản phẩm.

- Còn một mẹo nhỏ nữa để kiểm tra chất lượng của đèn đó là bạn có thể sử dụng camera điện thoại để kiểm tra. Nếu khi bạn quay cammera, hình ảnh thu được có những gợn sóng thì đó là do ánh sáng bị rung, điều này chứng tỏ chất lượng bộ nguồn chưa thực sự tốt. Nếu bộ nguồn tốt thì khi quay phim, hình ảnh thu được sẽ không bị rung ( Do dòng điện dao động đã được san phẳng).

Nhận xét

  1. II. Các loại hình làm bảng hiệu led.
    1. Bảng led ma trận.
    Là bảng hiệu chạy chữ, có khả nặng hiện thị 1 hàng hoặc nhiều hàng thông tin, có kha nặng phân chia hoạt động của ma trận thành từng góc, có khả năng tự chạy được riêng lẻ và không phải kết nối máy tính có ưu điểm như sau:
    • Không gió hạn trang tin
    • Có thể hiện thị 3 màu: Xanh, đỏ, vàng.
    • Có giá tương đối rẻ so với sản phẩm 65.536 màu có thể thay đổi kỹ xảo.
    2. Bảng hiệu đèn led viết tay.
    Còn gọi là bảng huỳnh quang hay bảng dạ huỳnh quang. Hiện nay loại bảng này đang rất được yêu thích. Đây là một loại bảng làm bằng kính có gắn đèn led dây huỳnh quang. Có các loại bút dạ quang nhiều màu sau đó tác dụng của đèn led phát sáng đẹp mắt và vô cùng ấn tượng.
    Đây là sự kết hợp thông minh của yếu tố huỳnh quang với đèn led để tạo cảm giác thích thú người xem. Thường được sự dụng nhiều trong quán cà phê, trà sữa hay quán ăn trẻ trung....
    Ưu điểm của đèn led viết tay:
    • Đèn nháy thông minh để truyền tải thông tin
    • Được làm bằng chất liệu huỳnh quang nên độ bền khá cao
    • Nếu chọn lựa chỗ lắp đặt tin cậy thì giá thành rất rẻ.
    3. Bảng hiệu đèn led điện tử.
    Là loại bảng hiệu không tia cực tím không bức xạ mặt trời, phát nhiệt sáng thấp. Cũng như bóng đèn bình thường nhưng các điot phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại.
    Ưu điểm của bảng quảng quáng này như sau:
    • Chạy nhiều dòng chữ khác nhau liên tục.
    • Thân thiện môi trường, có thể điều khiển được từ xa.
    • Không bị giới hạn trang tin.
    • Chạy liên tục,phát sáng hiệu quả.
    chữ nổi alu
    bang hieu quang cao
    thi công bảng hiệu quảng cáo
    làm biển quảng cáo led
    làm bảng hiệu inox
    lam bang hieu cong ty
    làm hộp đèn mica

    QUẢNG CÁO ĐẠI PHÁT
    Sđt: 0935 79 00 28
    Website: quangcaodaiphathcm.com

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vì sao cần chiếu sáng Landscape?

Với truyền thống trước đây khi nhắc đến việc chiếu sáng cho cảnh quan bên ngoài, chúng ta đều nghĩ đó đơn giản là việc làm sáng cho không gian bị tối. Tuy nhiên ngày nay việc chiếu sáng thông thường được kết hợp với chiếu sáng thẩm mỹ. Vì, khi so sánh một khuôn viên được chiếu sáng có đầu tư với một không gian được chiếu sáng bình thường chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt rõ rệt. Hình ảnh tham khảo từ internet  Khuôn viên sân vườn được đầu tư chiếu sáng một cách tỉ mỉ và tính toán bố trí hợp lý, chúng ta sẽ nhận ra được tác dụng đắt giá của việc chiếu sáng cảnh quan. Khoảng không sẽ trở nên rộng hơn, sinh động hơn với những điểm nhấn bắt mắt hoặc tổng thể hài hoà. Tất cả sẽ tôn lên vẻ đẹp của kiến trúc chính, trực quan người nhìn sẽ bị cuốn hút bởi những khoảng không gian được thoát ra khỏi vùng tối.   Hình ảnh tham khảo từ internet  Ánh sáng cho khuôn viên vườn hẹp Một gợi ý cho việc bố trí án

Kiến thức LED

Chúng tôi đã có rất nhiều bài viết LED, bao gồm các ứng dụng hoặc các khái niệm cơ bản về xu hướng LED hiện tại. Để có cái nhìn tổng quát lại một cách tổng thể về LED từ khi hình thành cho đến khi phát triển các công nghệ mới nhất. Nhằm mang lại cho những người dùng có khái niệm đúng nhất về loại đèn thông dụng nhất hiện nay, có thể chọn lựa được sản phẩm tốt nhất cho mỗi nhu cầu sử dụng. Chúng tôi sẽ chia ra nhiều phần nội dung để bạn đọc có thể từ từ nắm rõ khái niệm này, đi kèm là link youtube về kiến thức LED sau mỗi phần. Mỗi tuần chúng tôi sẽ ra 1 phần nội dung: Phần 1: LED được sinh ra từ khi nào?   LED được viết tắt từ cụm từ  " Light Emitting Diode", dịch một cách sát nghĩa là đi - ốt phát quang. LED phát ra được ánh sáng là nhờ các vật liệu bán dẫn, công nghệ nano. Một bộ đèn LED đầy đủ gồm những bộ phận sau: bộ nguồn, chip led, mạch in, bộ tản nhiệt và vỏ bọc bộ đèn.   Chúng ta có thể tóm lược thời gian ra đời của LED như sau:   Bước phát triển ra cô